Nghiên cứu cho thấy, bổ sung selenoprotein ở mức 7.5g/kg thức ăn giúp cải thiện khả năng tiêu hóa, tăng trưởng và khả năng sống sót của tôm thẻ chân trắng khi cảm nhiễm với vi khuẩn V. parahaemolyticus.
Bổ sung selenoprotein ở tất cả các nghiệm thức có thể tạo ra chi phí thức ăn thấp hơn so với nhóm đối chứng
Selenium là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự tăng trưởng và các chức năng sinh lý ở động vật thủy sản. Selenium đóng một vai trò trong enzyme glutathione peroxidase để kìm hãm và tiêu diệt peroxide gây hại cho tế bào và tổng hợp của mô để tạo thành chất chống oxy hóa có thể tăng cường hệ thống miễn dịch, khả năng của enzyme iodothyronine deiodinase để tăng sản xuất hormone thyroxine, ảnh hưởng đến sự gia tăng IGF (yếu tố tăng trưởng giống insulin). Sự gia tăng IGF này sẽ dẫn đến sự gia tăng chuyển hóa protein và carbohydrate, điều này có ý nghĩa đối với việc tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, lượng thức ăn ăn vào và tăng trưởng của động vật thủy sản.
Phương pháp nghiên cứu
Ấu trùng tôm thẻ chân trắng sử dụng cho thí nghiệm có trọng lượng cơ thể là 6,1g/con và mật độ thả 15 con/bể, với thể tích 79,2L. Các bể được trang bị hệ thống sục khí, điều nhiệt, lọc vật lý và được giữ trong phòng kín. Tôm được cho ăn hai lần mỗi ngày (07:00 và 15:00) đến no.
Thức ăn thử nghiệm được sử dụng trong nghiên cứu này là thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein khô và chất béo lần lượt là 35% và 6,06%, được phủ selenoprotein. Selenoprotein được cân và pha loãng với nước tới 160mL/kg thức ăn. Sau đó, dung dịch selenoprotein được thêm vào thức ăn và khuấy cho đến khi hỗn hợp thức ăn được phân bố đều. Hỗn hợp thức ăn và selenoprotein sau đó được bảo quản trong hộp kín trong 24 giờ trước khi cho tôm ăn.
Thí nghiệm cho ăn gồm bốn nghiệm thức thức ăn và bốn lần lặp lại, bao gồm nghiệm thức đối chứng (không bổ sung selenoprotein) và bổ sung selenoprotein ở liều 2,5, 5 và 7,5g/kg thức ăn. Thí nghiệm cảm nhiễm bao gồm năm nghiệm thức cho ăn và ba lần lặp lại. Bốn nghiệm thức ở trên đã được tiến hành khả năng kháng vi khuẩn V. parahaemolyticus.
Kết quả về khả năng tiêu hóa của tôm
ADC (Khả năng tiêu hóa) của tôm được cho ăn với các liều selenoprotein khác nhau được trình bày trong Bảng 1. Theo đó, hiệu suất tiêu hóa của tôm được bổ sung selenoprotein khác biệt đáng kể (P < 0,05) so với đối chứng. ADC vật chất khô của tôm được nuôi bổ sung selenoprotein ở liều 5 và 7,5g/kg cho thấy cao hơn đáng kể so với đối chứng, trong khi nghiệm thức ở liều 2,5g/kg không khác biệt đáng kể (P > 0,05) với đối chứng. ADC của protein ở các nghiệm thức được bổ sung selenoprotein ở liều 7,5g/kg cao hơn đáng kể (P< 0,05) so với đối chứng, trong khi các liều khác không khác biệt đáng kể (P> 0,05). Năng lượng ADC của tôm thẻ chân trắng được cho ăn bổ sung selenoprotein cao hơn đáng kể so với đối chứng.
Bảng 1: Khả năng tiêu hóa của tôm thẻ chân trắng ở các nghiệm thức
Kết quả về hiệu suất tăng trưởng của tôm
Hiệu suất tăng trưởng của tôm trong thí nghiệm được trình bày trong Bảng 2. Kết quả cho thấy hiệu suất tăng trưởng của tôm ở các nghiệm thức được bổ sung selenoprotein có khác biệt đáng kể so với đối chứng (P < 0,05). Trọng lượng cuối, SGR và ADG của tôm được cho ăn bổ sung selenoprotein ở liều 7,5g/kg cao hơn đáng kể (P < 0,05), trong khi các liều khác không khác biệt đáng kể so với đối chứng (P > 0,05). Lượng thức ăn ăn vào, PER và PR của tôm được cho ăn bổ sung selenoprotein cao hơn đáng kể so với đối chứng khi liều lượng selenoprotein trong thức ăn tăng lên. FCR của tôm ở các nghiệm thức được bổ sung selenoprotein ở liều 7,5g/kg tốt hơn đáng kể khi so sánh với các nghiệm thức khác (P < 0,05). Lượng thức ăn khô ăn vào ở tất cả các nghiệm thức không có sự khác biệt đáng kể (P > 0,05). Trong khi đó, tỷ lệ sống của tôm được nuôi bằng thức ăn có bổ sung selenoprotein với liều lượng 7,5g/kg vượt trội so với các nghiệm thức khác.
Bảng 2. Kết quả về hiệu suất tăng trưởng của tôm sau 70 ngày thí nghiệm
Sinh khối ban đầu (Bo), sinh khối cuối cùng (Bt), trọng lượng cá thể ban đầu (Wo), trọng lượng cá thể cuối cùng (Wt), tỷ lệ sống (SR), lượng thức ăn ăn vào (FI), hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR), tốc độ tăng trưởng cụ thể (SGR), tốc độ tăng trưởng ngày (ADG), tỷ lệ hiệu quả sử dụng protein (PER) và tỷ lệ duy trì protein (PR)
Tỷ lệ chuyển đổi kinh tế được thể hiện trong Bảng 3. Bổ sung 2,5, 5 và 7,5g/kg selenoprotein sẽ có giá 0,020, 0,041 và 0,061 USD. Tuy nhiên, trong trường hợp ECR, ECR thấp nhất được tìm thấy ở nghiệm thức 7,5g/kg. Ngoài ra, kết quả về thông số ECR ở tất cả các nghiệm thức bổ sung selenoprotein đều tạo ra chi phí thức ăn thấp hơn so với đối chứng.
Bảng 3. Kết quả về tỷ lệ chuyển đổi kinh tế (ECR) của các nghiệm thức
Kết quả về đáp ứng miễn dịch, hoạt động chống oxy hóa và sức đề kháng của tôm
Các chỉ tiêu về sức khỏe của tôm được nuôi bằng các thức ăn bổ sung selenoprotein với các liều lượng khác nhau trong 70 ngày và cảm nhiễm với V. parahaemolyticus trong 14 ngày bao gồm ba thử nghiệm: đáp ứng miễn dịch, hoạt động chống oxy hóa và sức đề kháng của tôm.
Đáp ứng miễn dịch của tôm được bổ sung selenoprotein tốt hơn rõ rệt so với đối chứng (P < 0,05), cả trước và sau khi nhiễm vi khuẩn V. parahaemolyticus. Tôm được cho ăn bổ sung selenoprotein có giá trị THC, PO, RB và LA (P < 0,05) cao hơn đáng kể so với đối chứng khi liều selenoprotein trong thức ăn tăng lên và giá trị PA của tôm được điều trị bằng selenoprotein cao hơn đáng kể (P < 0,05). Trong tất cả các nghiệm thức, các giá trị THC, PO, RB, PA và LA của tôm đều giảm sau 48 giờ cảm nhiễm. Các giá trị của THC, RB, PA và LA trong thử nghiệm sau cảm nhiễm đối với tôm được cho ăn bổ sung selenoprotein cao hơn đáng kể (P < 0,05) so với đối chứng dương (PC) khi liều lượng selenoprotein trong thức ăn tăng lên. Giá trị PO của thử nghiệm sau thử thách tôm được cho ăn bổ sung selenoprotein ở liều 5 và 7,5g/kg cao hơn đáng kể (P < 0,05) so với PC, trong khi xử lý selenoprotein ở liều 2,5g/kg thì không khác biệt đáng kể (P > 0,05) so với PC. Tỷ lệ sống (SR) của tôm khi được cảm nhiễm với vi khuẩn V. parahaemolyticus và được bổ sung selenoprotein (P < 0,05) cao hơn đáng kể so với PC.
Kết quả cho thấy giá trị biểu hiện tương đối của gen proPO và PE của tôm trước cảm nhiễm được cho ăn bổ sung selenoprotein ở liều 7,5 g/kg cao hơn đáng kể (P < 0,05) so với PC và các liều lượng khác. Trước và sau khi nhiễm vi khuẩn V. parahaemolyticus, hoạt tính chống oxy hóa của tôm được bổ sung selenoprotein tốt hơn đáng kể (P < 0,05) so với nhóm đối chứng. Giá trị enzyme SOD và GPx của tôm được bổ sung selenoprotein cao hơn đáng kể (P < 0,05) so với đối chứng khi liều lượng selenoprotein tăng lên trong thức ăn. Giá trị MDA của tôm thẻ chân trắng được cho ăn bổ sung selenoprotein cho thấy tốt hơn đáng kể so với đối chứng. Sau 48 giờ cảm nhiễm, giá trị SOD và GPx của tôm thẻ chân trắng giảm ở tất cả các nghiệm thức, trong khi giá trị MDA tăng lên. Các giá trị SOD và GPx của tôm được nuôi bằng thử nghiệm bổ sung selenoprotein cao hơn đáng kể so với PC khi liều lượng selenoprotein trong chế độ ăn tăng lên. Giá trị MDA của tôm được nuôi bằng thử nghiệm sau cảm nhiễm bổ sung selenoprotein tốt hơn đáng kể (P < 0,05) so với PC.
Tóm lại, kết quả từ nghiên cứu này có thể thấy rằng việc bổ sung selenoprotein ở mức 7,5g/kg thức ăn giúp cải thiện khả năng tiêu hóa, ADG, SGR, FCR, PER, PR và khả năng chống oxy hóa của tôm thẻ chân trắng. Hơn nữa, việc bổ sung selenoprotein ở mức 7,5g/kg cũng cải thiện khả năng sống sót khi cảm nhiễm với V. parahaemolyticus và cho thấy giá trị THC, PA, LA, RB và PO cao hơn so với việc không bổ sung.
ThS. Chinh Lê