Ngày 05/12/2023, Nhóm NCM Dinh dưỡng thức ăn và NTTS đã tổ chức buổi seminar khoa học với chủ đề “Cải Thiện Miễn Dịch Của Cá Trong Nuôi Trồng Thủy Sản”. Nhóm đã mời chuyên gia TS. Trương Quỳnh Như đến từ Trường Đại học Cần Thơ trình bày bài tham luận “Đánh Giá Hiệu Quả Của Vaccine Bất Hoạt Bằng Hydrogen Peroxidase (H2O2) Đối Với Streptococcus agalactiae Trên Cá Điêu Hồng (Oreochromis sp)”. Nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá hiệu quả của vaccine bất hoạt sử dụng hydrogen peroxide (H2O2) đối với vi khuẩn Streptococcus agalactiae trên cá điêu hồng. Kết quả đã chứng minh khả năng kích thích hệ thống miễn dịch của cá điêu hồng và khả năng kháng bệnh tốt hơn khi sử dụng vaccine này. Điều này mở ra cánh cửa cho việc áp dụng vaccine bất hoạt bằng H2O2 để cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ bệnh tật cho các loài cá trong ngành nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, buổi seminar còn được nghe bài trình bày của TS. Nguyễn Thị Mai của Khoa Thủy sản, VNUA trình bày bài tham luận “Nghiên Cứu Khả Năng Kích Thích Miễn Dịch Của Lợi Khuẩn Lactobacillus plantarum Ở Cá Rô Phi” đã mở ra những triển vọng mới trong việc bảo vệ sức khỏe và tăng cường khả năng kháng bệnh cho các loài cá. Nghiên cứu đã chứng minh khả năng kích thích hệ thống miễn dịch của cá và cải thiện khả năng phòng ngừa bệnh xuất huyết ở cá rô phi. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc áp dụng lợi khuẩn vào ngành nuôi trồng thủy sản để tăng cường sức khỏe và giảm tỷ lệ bệnh tật cho cá trong môi trường nuôi.
Buổi seminar đã làm rõ về sự quan trọng của việc nghiên cứu và áp dụng các phương pháp cải thiện miễn dịch cho cá trong ngành nuôi trồng thủy sản. Hai nghiên cứu đã đưa ra những bằng chứng cụ thể về khả năng kích thích miễn dịch của các phương pháp mới, bao gồm sử dụng vaccine bất hoạt và lợi khuẩn, từ đó mở ra những triển vọng vô cùng hứa hẹn trong việc nâng cao sức khỏe và chất lượng sản phẩm cá trong ngành nuôi trồng thủy sản.
Dưới đây là một số hình ảnh của buổi seminar:
Nhóm NCM DInh dưỡng thức ăn & NTTS