QUY ĐỊNH VỀ ĐỘC TỐ NẤM MỐC TRONG THỨC ĂN THỦY SẢN

Độc tố nấm mốc trong thức ăn gây hại đến sức khỏe, làm suy giảm khả năng miễn dịch của động vật thủy sản. Độc tố nấm mốc tác động đến các cơ quan nội tạng của động vật, đặc biệt là thận và gan, làm suy giảm chức năng gan, sưng to và tạo ra các khối u trong gan thận…gây chậm lớn và thậm chí gây chết động vật thủy sản. Trong thức thủy sản, các độc tố nấm mốc có thể đã có sẵn trong nguyên liệu sản xuất hoặc sinh ra trong quá trình bảo quản không đảm bảo, hoặc thức ăn đã quá hạn sử dụng. Trong sản xuất thức ăn thủy sản, tỉ lệ lớn các nguyên liệu sử dụng hiện nay có nguồn gốc từ thực vật  từ các loại hạt ngũ cốc và hạt có dầu như: ngô, gạo, lúa mì, đậu tương, cọ, lạc, hướng dương, hạt cải, các loại đậu… Chính vì vậy, các nước trên thế giới đều có quy định về giới hạn cho phép của các loại độc tố nấm mốc trong nguyên liệu và trong thức ăn thủy sản. Các nước khác nhau, có các quy định khác nhau.

Tất cả 4 tổ chức Codex (FAO), FDA (Mỹ), EFSA (EU) và FAMIC (Nhật Bản) đều có các quy định về giới hạn tối đa (Maximum Level) hàm lượng các loại độc tố nấm mốc khác nhau trong nguyên liệu và thức ăn cho động vật nói chung, không có quy định riêng đối với nguyên liệu và thức ăn cho thủy sản.

Có 6 nhóm độc tố nấm mốc được quy định trong các tiêu chuẩn về nguyên liệu và thức ăn cho động vật của Codex, Mỹ, EU, và Nhật Bản, trong đó:

Nhóm Aflatoxin:

Codex và Mỹ quy định về mức giới hạn đối với Aflatoxin tổng số (B1 + B2 + G1 + G2), trong khi EU và Nhật Bản quan tâm đến Aflatoxin B1 (loại Aflatoxin độc hại nhất).

FDA (Mỹ) quy định giới hạn tối đa (Maximum Level, ML) đối với Aflatoxin tổng số trong các nguyên liệu để chế biến thức ăn (ngô, các sản phẩm từ lạc, hạt coton) và trong các loại thức ăn cho động vật dao động từ 20 – 300 ppb (µg/kg), tùy theo mục đích sử dụng nguyên liệu và thức ăn đó cho loại động vật (gia súc, gia cầm), cũng như mức độ trưởng thành (non, trưởng thành, cho sữa, hay đạt trọng lượng giết mổ) của động vật đó.

EU quy định ML của Aflatoxin B1 trong thức ăn cho các loại động vật khác nhau nằm trong khoảng từ 5- 20 ppb, tương đương với quy định của Nhật Bản là 10 – 20 ppb.

Nhóm Fumonisin (FB1, FB2, FB3): Codex, Mỹ, và EU có quy định. Nhật Bản không có quy định.

Có thể thấy ngô là loại nguyên liệu có nguy cơ cao bị nhiễm độc tố Fumonisin, với nguyên liệu ngô hạt và sản phẩm từ ngô, Codex ban hành ML của Fumonisin là 2.000-4.000 ppb, trong khi FDA quy định từ 5.000 – 100.000 ppb (5-100 ppm), và EU quy định là 60.000 ppb.

Đối với thức ăn hoàn chỉnh và bổ sung cho động vật, EU quy định ML từ 5-50 ppm. Riêng thức ăn cho cá, hàm lượng tối đa là 10 ppm.

Nhóm Deoxynivalenol (DON hoặc Vomitoxin): Tất cả 4 tổ chức đều có quy định. Tất cả các loại hạt ngũ cốc đều có khả năng nhiễm loại độc tố này. Đối với nguyên liệu là các loại hạt ngũ cốc, quy định ML của Codex là 2 ppm, của FDA là 5-30 ppm và của EU là 8-12 ppm. Đối với thức ăn cho động vật, EU đưa ra ML là 0,9 -12 ppm, trong khi Nhật đưa ra giới hạn là 1-4 ppm.

Nhóm T-2 và HT-2:

Chỉ có EU có quy định; Codex, Mỹ, và Nhật không đưa ra quy định.

Với nguyên liệu: ML là 500-2.000 ppb

Với thức ăn hỗn hợp cho động vật: ML là 250 ppb.

Nhóm Ochratoxin A:

Codex và EU đưa ra mức giới hạn, trong khi Mỹ và Nhật không có. Đối với nguyên liệu ngũ cốc: Codex quy định ML là 5 ppb, EU quy định 250 ppb. Đối với thức ăn hoàn chỉnh và thức ăn bổ sung: EU quy định ML là 50-100 ppb.

Nhóm Zearalenone:

EU và Nhật quy định; Codex và Mỹ không có

Đối với nguyên liệu ngũ cốc: ML của EU là 2-3 ppm.

Đối với thức ăn cho động vật: ML của EU dao động từ 100-500 ppb, của Nhật là 1.000 ppb.

Nhìn chung, có thể thấy vì dữ liệu MLs cho mycotoxin do Codex thiết lập được sử dụng chung cho nguyên liệu làm thức ăn cho người và động vật nên thường thấp hơn so với các tổ chức còn lại. Ví dụ trong trường hợp của Fumonisin, EU đưa ra ngưỡng MLs cao hơn 15-30 lần, Mỹ đưa ra MLs cao hơn gấp 50 lần so với do Codex ban hành.

Mỗi nước đưa ra loại nguyên liệu và thức ăn khác nhau, không có điểm chung. Ví dụ, Nhật Bản đưa ra quy định cho thức ăn chăn nuôi nói chung, trong khi Mỹ và EU phân biệt thức ăn cho từng nhóm đối tượng động vật.

Mức giới hạn về hàm lượng mycotoxin trong nguyên liệu và trong thức ăn cho động vật của Codex, Mỹ, EU, và Nhật Bản được trình bày trong bảng sau:

Bảng tổng hợp quy định về mycotoxin của Codex, Mỹ, EU, và Nhật Bản

TT

Nguồn gốc nguyên liệu/ thức ăn

Quốc gia/ Tổ chức

[Giới hạn cho phép tối đa – Maximum Permitted Level (MPL), µg/kg]

Mục đích sử dụng

Codex

EU

Mỹ

Nhật Bản

 

 

Aflatoxin tổng số (B1 + B2 + G1 + G2)

 

1.1

Lạc (peanuts)

15 µg/kg

 

 

 

Cho quá trình chế biến tiếp theo

1.2

Ngô, các sản phẩm từ lạc, và thức ăn, nguyên liệu cho động vật khác (không bao gồm hạt cotton)

 

 

20 ppb

 

Cho động vật còn non

1.3

Ngô, các sản phẩm từ lạc, hạt cotton, và nguyên liệu, thức ăn cho động vật khác

 

 

20 ppb

 

Động vật cho sữa, động vật chưa được liệt kê phía trên, và các sử dụng chưa biết

1.4

Ngô và các sản phẩm từ lạc

 

 

100 ppb

 

Chăn nuôi gia súc, lợn,  và gia cầm trưởng thành

1.5

Ngô và các sản phẩm từ lạc

 

 

200 ppb

 

Lợn có trọng lượng 100 pounds hoặc hơn

1.6

Ngô và các sản phẩm từ lạc

 

 

300 ppb

 

Bò đạt trọng lượng để giết mổ

1.7

Hạt cotton

 

 

300 ppb

 

Bò, gia súc, lợn hoặc gia cầm trong điều kiện chăn nuôi

2) Aflatoxin B1

2.1

Thức ăn hỗn hợp cho động vật trưởng thành (ngoại trừ động vật cho sữa), ngô hạt

 

 

 

0,02 mg/kg

 

2.2

Thức ăn hỗn hợp cho bò sữa và các động vật non

 

 

 

0,01 mg/kg

 

2.3

Tất cả các nguyên liệu thức ăn cho động vật

 

0,02 ppm

 

 

 

2.4

Thức ăn hoàn chỉnh cho gia súc, cừu và dê, ngoại trừ động vật cho sữa, bê.

 

0,02 ppm

 

 

 

2.5

Thức ăn hoàn chỉnh cho động vật cho sữa

 

0,005 ppm

 

 

 

2.6

Thức ăn hoàn chỉnh cho bê

 

0,01 ppm

 

 

 

2.7

Thức ăn hoàn chỉnh cho lợn và gia cầm (ngoại trừ động vật non)

 

0,02 ppm

 

 

 

2.8

Thức ăn hoàn chỉnh khác

 

0,01 ppm

 

 

 

2.9

Thức ăn bổ sung cho gia súc, ngoại trừ động vật cho sữa, bê

 

0,02 ppm

 

 

 

2.10

Thức ăn bổ sung cho lợn và gia cầm (ngoại trừ động vật non)

 

0,02 ppm

 

 

 

2.11

Các thức ăn bổ sung khác

 

0,005 ppm

 

 

 

3) Fumonisin (FB1, FB2 và FB3)

3.1

Ngô hạt

4.000 µg/kg

 

 

 

 

3.2

Bột ngô và bữa ăn từ ngô

2.000 µg/kg

 

 

 

 

3.3

Ngô, phụ phẩm từ ngô (chiếm không quá 20% khẩu phần ăn)

 

 

5 ppm

 

Cho ngựa, thỏ

3.4

Ngô, phụ phẩm từ ngô (chiếm không quá 50% khẩu phần ăn)

 

 

20 ppm

 

 

Cho lợn, cá nheo (catfish)

3.5

Ngô, phụ phẩm từ ngô (chiếm không quá 50% khẩu phần ăn)

 

 

30 ppm

 

Động vật nhai lại, gia cầm

3.6

Ngô, phụ phẩm từ ngô (chiếm không quá 50% khẩu phần ăn)

 

 

60 ppm

 

Động vật nhai lại lớn hơn 3 tháng tuổi được nuôi để giết mổ

3.7

Ngô, phụ phẩm từ ngô (chiếm không quá 50% khẩu phần ăn)

 

 

100 ppm

 

Gia cầm được nuôi để giết mổ

3.8

Ngô, phụ phẩm từ ngô (chiếm không quá 50% khẩu phần ăn)

 

 

10 ppm

 

Các loài động vật nuôi khác và động vật nuôi trong nhà

3.9

Ngô và các sản phẩm từ ngô

 

60 ppm

 

 

 

3.10

Thức ăn hoàn chỉnh và thức ăn bổ sung cho lợn, ngựa, thỏ và vật nuôi trong nhà

 

5 ppm

 

 

 

3.11

Thức ăn hoàn chỉnh và thức ăn bổ sung cho cá

 

10 ppm

 

 

 

3.12

Thức ăn hoàn chỉnh và thức ăn bổ sung cho gia cầm, bê ít hơn 4 tháng tuổi, cừu non

 

20 ppm

 

 

 

3.13

Thức ăn hoàn chỉnh và thức ăn bổ sung cho động vật nhai lại lớn hơn 4 tháng tuổi

 

50 ppm

 

 

 

4) Deoxynivalenol (DON, Vomitoxin)

4.1

Các loại hạt ngũ cốc (lúa mỳ, ngô, lúa mạch) dành cho chế biến

2.000 µg/kg

 

 

 

Cho các quá trình chế biến tiếp theo (không để ăn ngay)

4.2

Các loại hạt, phụ phẩm từ các loại hạt, chiếm không quá 20% khẩu phần ăn

 

 

5 ppm

 

Lợn

4.3

Các loại hạt, phụ phẩm từ các loại hạt, chiếm không quá 50% khẩu phần ăn

 

 

10 ppm

 

 

4.4

Các loại hạt, phụ phẩm từ các loại hạt

 

 

10 ppm

 

Động vật nhai lại, gia súc lớn hơn 4 tháng tuổi

4.5

Các loại hạt, phụ phẩm từ các loại hạt, chiếm không quá 50% khẩu phần ăn

 

 

10 ppm

 

Động vật nhai lại cho sữa lớn hơn 4 tháng

4.6

Các loại hạt để làm bia, rượu, thức ăn chứa gluten

 

 

30 ppm

 

Động vật nhai lại, gia súc lớn hơn 4 tháng tuổi

Động vật nhai lại cho sữa lớn hơn 4 tháng

4.7

Các loại hạt, phụ phẩm từ các loại hạt, chiếm không quá 40% khẩu phần ăn

 

 

5 ppm

 

Tất cả các loài động vật nuôi khác

4.8

Thức ăn cho vật nuôi (ngoại trừ gia súc lớn hơn 3 tháng tuổi)

 

 

 

1 ppm

 

4.9

Thức ăn cho gia súc lớn hơn 3 tháng tuổi

 

 

 

4 ppm

 

4.10

Các loại ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc, ngoại trừ các sản phẩm từ ngô

 

8 ppm

 

 

Làm thức ăn chăn nuôi

4.11

Các sản phẩm từ ngô

 

12 ppm

 

 

Làm thức ăn chăn nuôi

4.12

Thức ăn hoàn chỉnh và thức ăn bổ sung, ngoại trừ cho lợn, bê ít hơn 4 tháng tuổi, cừu non

 

5 ppm

 

 

 

4.13

Thức ăn hoàn chỉnh và thức ăn bổ sung cho lợn

 

0,9 ppm

 

 

 

4.14

Thức ăn hoàn chỉnh và thức ăn bổ sung cho bê ít hơn 4 tháng tuổi, cừu non

 

2 ppm

 

 

 

5) T-2 và HT-2

5.1

Các sản phẩm xay xát từ hạt yến mạch (vỏ trấu)

 

2.000

µg/kg

 

 

Để sản xuất thức ăn và thức ăn hỗn hợp cho động vật

Chú thích: thức ăn có hàm ẩm 12%

5.2

Các sản phẩm ngũ cốc khác

 

500 µg/kg

 

 

5.3

Thức ăn hỗn hợp, ngoại trừ thức ăn cho mèo

 

250 µg/kg

 

 

 

6) Ochratoxin A

6.1

Lúa mỳ

5µg/kg

 

 

 

 

6.2

Lúa mạch

5µg/kg

 

 

 

 

6.3

Lúa mạch đen

5µg/kg

 

 

 

 

6.4

Ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc

 

0,25 ppm

 

 

Để làm thức ăn chăn nuôi

6.5

Thức ăn hoàn chỉnh và thức ăn bổ sung cho lợn

 

0,05 ppm

 

 

 

6.6

Thức ăn hoàn chỉnh và thức ăn bổ sung cho gia cầm

 

0,1 ppm

 

 

 

7) Zearalenone

7.1

Ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc, ngoại trừ phụ phẩm từ ngô

 

2 ppm

 

 

Làm thức ăn chăn nuôi

7.2

Phụ phẩm từ ngô

 

3 ppm

 

 

Làm thức ăn chăn nuôi

7.3

Thức ăn hoàn chỉnh và thức ăn bổ sung cho lợn con và lợn nái non

 

0,1 ppm

 

 

 

7.4

Thức ăn hoàn chỉnh và thức ăn bổ sung cho lợn và lợn nái

 

0,25 ppm

 

 

 

7.5

Thức ăn hoàn chỉnh và thức ăn bổ sung cho bê, gia súc cho sữa, cừu và dê

 

0,5 ppm

 

 

 

7.6

Thức ăn chăn nuôi

 

 

 

1 ppm

 

                   

Nhật Bản đưa ra quy định cho thức ăn chăn nuôi nói chung , trong khi Mỹ và EU phân biệt thức ăn cho từng nhóm đối tượng động vật. Có thể thấy mỗi nước đưa ra loại nguyên liệu và thức ăn khác nhau, không có điểm chung.

Một số tài liệu tham khảo:

https://www.fda.gov/AnimalVeterinary/GuidanceComplianceEnforcement/ Compliance Enforcement/ UnapprovedAnimalDrugs/default.htm

https://www.fda.gov/AnimalVeterinary/GuidanceComplianceEnforcement/%20ComplianceEnforcement/UnapprovedAnimalDrugs/default.htm

http://ec.europa.eu/health/documents/community-register/html/alfvreg.htm

http://ec.europa.eu/food/safety/chemical_safety/index_en.htm

http://www.fao.org/fao-who-codexalimentarius/standards/vetdrugs/en/

http://www.fao.org/fao-who-codexalimentarius/standards/pestres/en/

Nhóm NCM Dinh dưỡng thức ăn và Nuôi trồng thủy sản