Hàng năm trong thời điểm giao mùa, cũng là lúc tôm nuôi phát triển nhiều bệnh do biến động của thời tiết như nắng nóng, xen kẻ mưa và dông xuất hiện đột ngột làm cho các vật chất hữu cơ, phèn, kim loại nặng… từ trên bờ trôi xuống ao làm cho yếu tố môi trường bị biến động. Đồng thời, làm cho hệ sinh thái bị phá vỡ ảnh hưởng đến sức đề kháng và hệ miễn dịch của tôm nuôi bị suy giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus, nấm phát triển gây bệnh cho tôm nuôi. Để chủ động quản lý ao nuôi tốt khi có xuất hiện những cơn mưa đầu mùa hay những đợt mưa kéo dài nhằm hạn chế những tác động xấu do môi trường, người nuôi cần áp dụng các biện pháp sau:
Không nên thay nước trực tiếp từ dưới sông, kênh rạch khi chưa xử lý, vì nước dưới sông, kênh rạch lúc này còn các dư lượng tạp chất, phèn, kim loại nặng rất nhiều nếu thay trực tiếp sẽ làm cho tôm bị sốc …
Đối với ao đang nuôi, khi có xuất hiện mưa đầu mùa hay mưa nhiều cần bổ sung thêm vôi CaCO3 xuống ao nuôi với liều lượng từ 10 – 20 kg/1000 m3 và cần phải bung vôi rải xung quanh bờ ao nuôi nhằm hạn chế pH giảm, sau đó xử lý khoáng và vi sinh cho ao nuôi tốt hơn.
Ngoài ra, để hạn chế sự biến động về môi trường và thay nước nhiều làm ảnh hưởng về độ mặn thì ao nuôi cần phải gia cố chắt chắn, tránh để cho nước bị rò rỉ làm thất thoát nước.
Người nuôi tôm cần phải trang bị đầy đủ các dụng cụ đo môi trường hàng ngày như: test pH, kiềm, độ mặn, độ trong, các dụng cụ đo khí độc khác…Trong quá trình nuôi cần phải duy trì các yếu tố môi trường thích hộp như: pH từ 7.5-8.0, nhiệt độ thích hợp từ 18- 34 0c, độ kiềm từ 80 -120 mg/lít, độ mặn thích hợp là dưới 10%0 , Độ trong từ 20 – 30 cm….
Định kỳ 7- 10 ngày sử dụng vôi dolomite liều lượng 10-20 kg /1.000/m 3 nhằm ổn định chất lượng nước và kết hơp bổ sung khoáng cho ao nuôi. Chú ý nên định kỳ bổ sung các chế phẩm sinh học để đạo môi trường tốt cho tôm phát triển. Ngoài ra trong quá trình cho tôm ăn không được cho ăn thiếu hoặc thừa thức ăn vì nếu thiếu thì làm chậm quá trình phát triển của tôm nuôi và kéo thời gian nuôi dài sẽ làm cho tôm chuyển qua tôm sào nhìu làm cho giá trị tôm giảm, còn nếu cho tôm ăn thừa thức ăn làm cho nguồn nước bị ô nhiễm và chi phí sản xuất tăng cao.
Trong quá trình nuôi tôm nếu có những dấu hiệu bất thường thì điều kiện đầu tiên là cần phải kiểm tra lại các yếu tố môi trường như: pH, độ kiềm, độ mặn, và một số khí độc, xem có nằm trong ngưỡng cho phép không, nếu không thích hợp thì tiến hành xử lý để đưa về ngưỡng thích hợp cho tôm phát triển.
Định kỳ chày tôm để kiểm tra tôm như quan sát phản ứng, màu sắc, đường ruột, gan tụy, … Để kịp thời khắc phục sớm khi có dấu hiệu bất thường.
Khoa Thủy sản sưu tầm