Sáng ngày 12/07/2023, Nhóm nghiên cứu mạnh Dinh dưỡng và Thức ăn thủy sản đã tổ chức buổi seminar khoa học với các chuyên đề liên quan đến giải pháp dinh dưỡng và thức ăn trong điều khiển miễn dịch và chất lượng sản phẩm thủy sản. Tham dự buổi seminar là sự có mặt của đông đủ của các giảng viên, cán bộ nghiên cứu & viên chức, nghiên cứu sinh, học viên cao học và các em sinh viên quan tâm.
Mở đầu buổi seminar, ThS. Lê Xuân Chinh – Thành viên Nhóm NCM đã có bài trình bày về “Tổng quan miễn dịch của ĐVTS và xu hướng nâng cao hiệu quả đáp ứng miễn dịch thông qua con đường dinh dưỡng”. Bài trình bày đã tập trung khái quát về các cơ quan và cơ chế đáp ứng miễn dịch của hai đối tượng thủy sản đặt trưng là cá và tôm. Trong NTTS hiện đại, tầm quan trọng của hệ miễn dịch của ĐVTS ngày càng được chú ý do mật độ nuôi gia tăng, môi trường quản lý kém dẫn đến vấn đề bùng phát dịch bệnh. Một trong những cách phổ biến mà người dân thường sử dụng đó là sử dụng thuốc kháng sinh. Việc lạm dụng quá nhiều kháng sinh, gây ra đột biến DNA của vi khuẩn và thu nhận gen ngang, dẫn đến sự tồn tại và thiết lập hệ thống vô khuẩn kháng lại các loại kháng sinh vừa kể trên. Bên cạnh đó, kháng sinh dư thừa trên các động vật thủy sản còn gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe con người như làm giảm sự nhạy cảm của vi sinh dẫn đường ruột, biến những vi khuẩn có lợi thành vi khuẩn gây hại hay tăng khả năng kháng thuốc của vi khuẩn. Chính vì thế, bài trình bày của ThS Lê Xuân Chinh cũng bao gồm cả phần nâng cao hiệu quả đáp ứng miễn dịch của cá và tôm thông qua các chất kích thích miễn dịch được bổ sung vào thức ăn. Bổ sung chất kích thích miễn dịch vào trong thức ăn thủy sản đã góp phần cải thiện chất lượng con giống và năng suất nuôi trồng. Các chất kích thích miễn dịch dần được dùng phổ biến với mục đích nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa dịch bệnh và tăng trưởng. Ngày nay có nhiều chất kích thích miễn dịch được dùng để thay thế các chất kháng sinh, giảm hiện tượng kháng kháng sinh và tồn dư kháng sinh trong các sản phẩm thủy sản, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tiếp theo buổi seminar là chuyên đề “Ảnh hưởng của dầu vừng bổ sung trong thức ăn đến chất lượng thịt cá rô phi vằn” do TS. Nguyễn Thị Mai và nhòm nghiên cứu trình bày. Nghiên cứu đã đưa ra hướng sử dụng nguyên liệu từ thực vật trong thức ăn thủy sản có nhiều kết quả ý nghĩa có thể ứng dụng trong thực tiễn sản xuất.
Kết thúc buổi seminar, thay mặt Nhóm NCM Dinh dưỡng và Thức ăn Thủy sản, PGS. TS. Trần Thị Nắng thu đã phát biểu cảm ơn và mong muốn các diễn giả có thêm nhiều bài trình bày tại khoa trong tương lai.