EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là dịch bệnh nguy hiểm thường gặp trên tôm thẻ chân trắng do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei gây ra. Đây được xem là căn bệnh rất khó phòng trừ do không có biểu hiện rõ ràng, EHP thường ký sinh trong gan, tụy tôm và nhân lên trong tế bào chất của biểu mô ống gan, tụy, cản trở tôm hấp thụ chất dinh dưỡng và dẫn đến tình trạng tôm còi cọc, chậm lớn, suy giảm sức đề kháng, nặng hơn có thể gây chết hàng loạt ở tôm. Hiểu rõ nỗi lo của người nông dân về dịch bệnh này, nhãn hàng BigAqua thuộc Công ty CP Thương mại Dịch vụ BigBoss đã hợp tác cùng chuyên gia Thủy sản PGS TS Kim Văn Vạn – Trưởng khoa Thủy Sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam để nghiên cứu và cho ra mắt sản phẩm Beta – C EHP – giải pháp chống EHP chuyên nghiệp, an toàn và hiệu quả, hỗ trợ bà con nuôi tôm phòng và điều trị EHP trên tôm nuôi.
PGS.TS Kim Văn Vạn – Trưởng Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ về cơ chế tác động và công dụng sản phẩm Beta – C EHP tại Hội chợ Triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam tại Quảng Ninh, tháng 7/2023
EHP – Covid của ngành thủy sản
EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại ký sinh thuộc vi bào tử trùng được đặt tên theo đối tượng gây bệnh là tôm sú Penaeus monodon ở Thái Lan vào năm 2004. Bệnh do EHP trên tôm xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2015, và hiện nay, bệnh có chiều hướng gia tăng và gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho bà con nuôi tôm.
Vi bào tử trùng sẽ ký sinh gây nhiễm trên tuyến gan tụy của tôm, do đó tôm bị nhiễm EHP không gây tử vong, nhưng ảnh hưởng nặng đến quá trình phát triển. Tôm nhiễm EHP thường có tình trạng kích thước không đồng đều, tăng trưởng chậm, chỉ đạt từ 10 – 40% so với tôm ở các ao không nhiễm bệnh.
Những yếu tố – nguyên nhân dẫn đến tôm bị nhiễm EHP
Nguyên nhân dẫn đến tôm bị nhiễm EHP có thể là do tôm ăn phải sinh vật mang bệnh hoặc tiếp xúc trực tiếp với sinh vật nhiễm bệnh, hoặc tôm con nhiễm từ tôm bố mẹ. Ngoài ra, bệnh có thể gia tăng tốc độ lây lan trong môi trường có độ mặn cao hơn và mật độ nuôi tôm lớn. Đặc biệt, tỷ lệ nhiễm bệnh sẽ tăng lên ở các ao nuôi đã nhiễm bệnh phân trắng (96%) và hội chứng chậm lớn (55,5%).
Ảnh hưởng của EHP
Ảnh hưởng đến tôm
Kích cỡ không đồng đều: Tôm nhiễm EHP thường có kích cỡ không đồng đều, tăng trưởng chậm so với tôm ở các ao không nhiễm bệnh.
Mềm vỏ và màu sắc thay đổi: Tôm có biểu hiện vỏ mềm, có thể chuyển sang màu trắng đục hoặc màu sữa.
Giảm ăn và rỗng ruột: Tôm bị nhiễm EHP thường có khả năng ăn giảm, và trong trường hợp nặng có thể xuất hiện triệu chứng ruột rỗng.
Đốm màu đen trên cuống mắt: Tôm bị nhiễm EHP có thể xuất hiện các đốm màu đen trên cuống mắt, trong mô cơ và dọc theo ruột sau tôm.
Lớp biểu bì mỏng, cơ màu trắng: Tôm bị nhiễm EHP có thể có lớp biểu bì mỏng, cơ màu trắng, đây là biểu hiện của việc tôm đang bị stress.
Khả năng tiêu hoá bị ảnh hưởng: EHP lây nhiễm vào các ống của tuyến gan tụy làm bong tróc các tế bào, ảnh hưởng tới khả năng tiêu hoá của tôm.
Một số tôm bị EHP có thể bị ruột xoắn.
Ảnh hưởng đến người nuôi tôm
Tôm vẫn tiêu thụ lượng thức ăn như bình thường nhưng không lớn -> Tốn kém thức ăn.
Giá trị tôm thành phẩm không cao, thậm chí không bán được – Thiệt hại kinh tế.
Bà con mất nhiều thời gian, chi phí cải tạo ao nuôi, môi trường nước cho vụ nuôi mới.
Cách phát hiện EHP
Bệnh EHP trên tôm đòi hỏi sự chú ý và quan tâm đặc biệt của bà con nuôi tôm, khi quan sát bằng mắt thường mà bà con nhận thấy các dấu hiệu tôm bị nhiễm bệnh EHP thì lúc này có khả năng tôm đã nhiễm bệnh nặng. Vì thế, bà con cần tiến hành kiểm tra để đưa ra được kết quả sớm và chính xác hơn hơn bằng các cách sau:
Tôm nhiễm EHP có thể được kiểm tra bằng cách soi gan và ruột dưới kính hiển vi với độ phóng đại 100 lần. Sử dụng phương pháp PCR để kiểm tra trên mẫu gan. Có thể gửi mẫu tươi, hoặc mẫu cố định trong cồn đến phòng thí nghiệm. Chạy PCR đối với các mẫu phân tôm bố mẹ.
Giải pháp phòng và điều trị bệnh do EHP với sự hỗ trợ từ sản phẩm Beta – C EHP của BigAqua:
Sử dụng sản phẩm Beta – C EHP: Beta – C EHP là sản phẩm đột phá được nghiên cứu và kiểm nghiệm tại nhiều vựa nuôi tôm lớn cũng như ao tôm thí nghiệm tại Khoa Thủy sản – Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, Beta C – EHP đã chứng minh giảm đến 95% vi bào tử trùng gây nhiễm EHP trên tôm. Sử dụng sản phẩm này giúp người nuôi tôm giảm thiểu tình trạng mềm vỏ, giảm ăn, và kích cỡ không đều của đàn tôm. Sản phẩm Beta – C EHP được thiết kế đặc biệt với các thành phần hoạt chất chống lại EHP, giúp giảm số lượng vi bào tử trùng trong cơ thể tôm và ổn định hệ miễn dịch của chúng. Điều quan trọng là bà con nuôi tôm cần tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn sử dụng của sản phẩm để đảm bảo hiệu quả trong việc điều trị EHP cho tôm.
BigBoss mang dòng sản phẩm BigAqua đến Hội chợ Triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam 2023
Không chỉ là giải pháp điều trị hiệu quả cho tôm bị nhiễm EHP mà Beta – C EHP còn là một biện pháp phòng ngừa đáng tin cậy để ngăn chặn bệnh EHP lan rộng trong đàn tôm. Khi được sử dụng định kỳ và liên tục trong quá trình nuôi tôm, sản phẩm Beta – C EHP có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch của tôm, làm tăng khả năng chống đối với vi bào tử trùng EHP. Việc tăng cường hệ miễn dịch này giúp tôm có khả năng chống lại sự xâm nhập của EHP từ môi trường bên ngoài và giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh.
Hướng dẫn sử dụng sản phẩm: Tôm nhiễm bệnh định kỳ cho ăn 15 ngày/đợt; mỗi đợt cho ăn 2 ngày liên tục với liều lượng 0,5g/1kg thức ăn. Hòa tan vào nước rồi trộn thật đều.
Đồng thời, bà con cần áp dụng thêm các biện pháp phòng bệnh khác như:
Kiểm soát môi trường: Kiểm soát con giống chặt chẽ; Thả mật độ vừa phải và hợp lý; Chuẩn bị kỹ ao nuôi, tuân thủ an toàn sinh học – quản lý tốt chất lượng nguồn nước; Theo dõi tình hình – thể trạng tôm hàng ngày; Bổ sung thêm dưỡng chất- khoáng chất tăng sức đề kháng cho tôm.
Theo dõi tình hình tôm hàng ngày: Quan sát và theo dõi sát sao tình trạng và thể trạng của tôm hàng ngày giúp phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm EHP. Những con tôm có biểu hiện lạ, vỏ mềm, hoặc thay đổi màu sắc cần được kiểm tra và xử lý kịp thời để ngăn chặn sự lây lan của bệnh.
Bổ sung dưỡng chất và khoáng chất: Sử dụng Beta – C EHP cùng việc bổ sung thêm dưỡng chất và khoáng chất giúp tăng sức đề kháng cho tôm. Tôm có sức đề kháng tốt sẽ dễ dàng chống lại EHP và phục hồi sức khỏe nhanh chóng sau khi mắc bệnh.
PGS.TS Kim Văn Vạn – Trưởng Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (bên trái) và ông Lê Văn Hiếu – CEO nhãn hàng Big Aqua (bên phải) đưa sản phẩm Beta – C EHP tham gia Hội chợ Triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam tại Quảng Ninh, tháng 7/2023.
Để bảo vệ ngành thủy sản và cùng nhau vượt qua nỗi lo EHP, BigAqua cam kết tiếp tục nghiên cứu và cung cấp các giải pháp hiệu quả, an toàn và tiện lợi cho người nuôi tôm. Bằng sự đồng hành của cộng đồng nuôi trồng thủy hải sản, chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng một tương lai thịnh vượng và hạnh phúc cho ngành nuôi tôm và đem lại lợi ích bền vững cho tất cả.
Khoa thủy sưu tầm