Cơ hội việc làm cho ngành Nuôi trồng thủy sản

Hiểu ngành nuôi trồng thủy sản là gì, bạn có thắc mắc về các cơ hội việc làm trong ngành này thế nào? Cho dù bạn muốn chuyên sâu về nghiên cứu môi trường hay theo đuổi tiềm năng thương mại của thủy sản thì luôn có rất nhiều cách khác nhau để xây dựng sự nghiệp trong ngành này bao gồm:

  • Doanh nhân nuôi trồng thủy sản;
  • Quản lý trang trại thủy sản;
  • Quản lý trại giống;
  • Cán bộ kiểm ngư;
  • Cán bộ nghiên cứu thủy sản;
  • Chuyên viên kiểm tra chất lượng;
  • chuyên gia sức khỏe cá;
  • Nhà phát triển nguồn cấp dữ liệu thế hệ tiếp theo;
  • Nhân viên đảm bảo chất lượng;
  • Kỹ sư hệ thống;
  • Chuyên viên nghiên cứu và phòng chống các bệnh thủy sinh và môi trường; sống của các loài thủy hải sản tại các viện nghiên cứu;
  • Vai trò quản lý nuôi trồng thủy sản và nghề cá;
  • Tư vấn viên trong các doanh nghiệp chuyên về sản xuất…
  • Hoặc bạn cũng có thể học cao học và trở thành một giảng viên của ngành nuôi trồng thủy sản nếu như bạn muốn chuyển hướng sang mảng giáo dục.

Có thể thấy rằng, những sinh viên ngành nuôi trồng thủy sản sau khi ra trường có rất nhiều cơ hội việc làm tại các công ty, doanh nghiệp hay thậm chí là các cơ quan quản lý của nhà nước về việc canh tác và nuôi trồng các loại thủy hải sản. Sinh viên sẽ không phải đối diện với nỗi lo lắng làm trái ngành hoặc thất nghiệp khi quyết định theo học ngành này.

Mức lương ngành nuôi trồng thủy sản có cao không?

Ngành nuôi trồng thủy sản lương bao nhiêu? Có cạnh tranh hay không? Câu trả lời với bạn là rất tuyệt đấy! Tùy theo thời gian và nơi làm cùng với khả năng của bạn mà mức lương có thể đạt được 15 đến trên 20 triệu đồng/tháng. Đặc biệt với một số bạn có thâm niên từ 3 năm trở đi thì nếu làm ở những công ty tốt có thể đạt đến mức lương trên 20 triệu đồng/tháng. Thu nhập cao hoặc thấp sẽ tùy thuộc ở bản thân bạn có đầy đủ khả năng để đáp ứng với mức lương cao này không. Vì vậy, ngay khi còn là sinh viên, hãy tranh thủ thời gian để trau dồi và tích lũy thêm những tri thức mới cùng kĩ năng bổ ích.

Những tố chất nên có khi theo học ngành Nuôi trồng thủy sản là gì?

Ngoài kiến thức và đam mê, để gắn bó với ngành nuôi trồng thủy sản lâu dài, bạn cũng cần có thêm những tố chất sau:

  • Yêu thiên nhiên, môi trường;
  • Nhạy cảm và hòa hợp với thiên nhiên;
  • Thích chăm sóc vật nuôi, cây trồng;
  • Có khả năng nhớ tên và phân loại các loài động thực vật;
  • Thu thập hay nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của các loài thủy sản;
  • Thích xem các chương trình, thông tin về thế giới tự nhiên;
  • Giỏi các môn tự nhiên như sinh học, hóa học, địa lý.
  • Khả năng làm việc độc lập, tỉ mỉ, trung thực, có tính kỹ luật cao trong quá trình làm việc…

Trên đây là những thông tin về ngành Nuôi trồng thủy sản là gì, cơ hội việc làm ngành Nuôi trồng thủy sản sau khi ra trường cũng như mức lương trung bình cho ngành này. Có thể nói, đây là một ngành công nghiệp đang mở rộng trên toàn thế giới, nuôi trồng thủy sản mang đến nhiều cơ hội để đạt được sự hài lòng về chuyên môn và tài chính. Nếu bạn đã quan tâm đến câu cá hoặc sinh vật biển, sự nghiệp nuôi trồng thủy sản mang đến cơ hội kiếm được một mức lương xứng đáng hoặc thậm chí bắt đầu công việc kinh doanh của riêng bạn với tiềm năng phát triển không giới hạn.

                                                                                                      Khoa Thủy sản