Một vẫn đề khó khăn hiện nay với người nuôi tôm Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung đó là tôm chậm lớn do bệnh EHP gây ra. Bởi lẽ, trên thị trường đã có nhiều loại thuốc điều trị nhưng chưa có nghiên cứu và thử nghiệm với quy trình chuẩn nên hiệu quả không cao. Hệ quả là người dân vừa tốn chi phí mua thuốc nhưng bệnh không khỏi thậm chí khiến tôm chết nhanh hơn hoặc bệnh tái đi tái lại. Đứng trước thực trạng trên, Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Big Boss – Nhãn hàng Big Aqua đã cùng với PGS. TS Kim Văn Vạn – Trưởng Khoa thuỷ sản Học viện Nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu, thử nghiệm và đưa ra quy trình chuẩn để điều trị bệnh EHP cho tôm bằng sản phẩm Beta C – EHP. Khi sử dụng sản phẩm này, người dân sẽ có giải pháp trị dứt điểm tôm chậm lớn do bệnh EHP gây ra.
Thực trạng đáng lo ngại do nhiễm EHP trên tôm nuôi
Theo các số liệu thống kê, tỷ lệ nhiễm Vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) trên tôm giống là 7,0%, đặc biệt ở các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, tỷ lệ ở tôm nuôi tăng cao lên đến 34,1-48,4%. Tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn khi tìm hiểu tại nhiều tỉnh thành khác cũng đã ghi nhận sự xuất hiện của bệnh EHP cùng với một loạt các bệnh nguy hiểm khác trên tôm. Kết quả xét nghiệm tại Trung tâm Phân tích – Kiểm nghiệm của Trường Đại học Trà Vinh cho thấy tỷ lệ mẫu tôm nhiễm EHP tại Thị xã Duyên Hải (Trà Vinh) lên đến 87,5%.
Nhóm nghiên cứu đã chọn các địa điểm lấy mẫu tại các tỉnh có sản lượng tôm nuôi đứng đầu cả nước như Bạc Liêu, Kiên Giang và Ninh Thuận. Theo kết quả thu thập, tỷ lệ nhiễm EHP trên tôm nuôi tại Ninh Thuận là 29,81%, Bạc Liêu 3,85%, Kiên Giang 2,83%. Kết quả cũng cho thấy nhiễm EHP không chỉ xuất hiện trên tôm mà còn trên sinh vật phù du và cá.
Tôm còi cọc, kích thước không đồng đều
Khi tôm bị nhiễm EHP sẽ gây nhiều rủi ro cho ngành tôm, không chỉ từ góc độ kinh tế mà còn ảnh hưởng đến sản xuất và chất lượng sản phẩm thủy sản. Trong một cuộc nghiên cứu thực địa tại tỉnh Nam Định, nhóm nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Kim Văn Vạn hợp tác với Công ty CP Thương mại Dịch vụ BigBoss thực hiện một nông hộ tại Nam Định đã thẳng thắn chia sẻ: “Hậu quả để lại từ sự tác động của EHP là rất đáng lo ngại. Những con tôm thả dưới 6 tuần tuổi hầu như bị xả bỏ vì không thể bán được. Trong khi đó, những ao nuôi có tôm từ 6 tuần trở lên cũng không may bị tác động của bệnh, dẫn đến việc tôm chậm lớn, còi cọc. Không chỉ tốn nhiều chi phí cho thức ăn và chăm sóc, thời gian nuôi cũng kéo dài hơn thường, khiến người nuôi gặp khó khăn trong quản lý và tài chính. Kết quả là, nhiều bà con gặp thất thoát vốn, lỗ vốn, gây ra tình trạng khó khăn về tài chính và thậm chí phải dừng hoạt động nuôi tôm.
PGS.TS Kim Văn Vạn (bên phải) – Trưởng khoa Thủy Sản – Học viện Nông nghiệp Việt Nam cùng ông Lê Văn Hiếu (bên trái) CEO – Công ty CP Thương mại Dịch vụ BigBoss trực tiếp khảo sát ao nuôi tại Nam Định
Beta C – EHP giải pháp điều trị EHP cho tôm
Cơ chế gây hại của vi khuẩn Vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) thường ký sinh trong gan, tụy tôm và nhân lên trong tế bào chất của biểu mô ống gan, tụy, cản trở tôm hấp thụ chất dinh dưỡng và dẫn đến tình trạng tôm còi cọc, chậm lớn, suy giảm sức đề kháng, nặng hơn có thể gây chết hàng loạt ở tôm.
Chính vì vậy, Beta C – EHP được xem là sản phẩm đột phá đầu tiên trên thị trường để điều trị EHP cho tôm. Sản phẩm kết hợp Betaglucan và Axitamin không chỉ tăng cường sức đề kháng mà còn hỗ trợ phòng và điều trị dứt điểm EHP – ký sinh gan tụy tôm, khiến tôm còi cọc và thiệt hại kinh tế. Thành phần của Beta C – EHP hấp thu qua đường tiêu hóa đi vào máu, tác động tiêu diệt EHP khi Vi bào tử trùng hấp thụ chất dinh dưỡng từ máu. Đồng thời Beta C – EHP kích thích hệ miễn dịch, tăng hoạt động của đại thực bào và Hemocytes dọn dẹp và tiêu diệt vi bào tử trùng. Sản phẩm này cũng giúp tôm chống chịu với virus và vi khuẩn, ngăn ngừa tái nhiễm sau điều trị.
Sản phẩm Beta C – EHP
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối đa, khi sử dụng sản phẩm Beta C – EHP bà con cần có cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia, nhà sản xuất có kinh nghiệm. Để đảm bảo hiệu quả và an toàn, bà con cần tuân thủ chính xác hướng dẫn về liều lượng và thời điểm sử dụng. Bởi lẽ nhiều nghiên cứu đã xác định khả năng lây nhiễm của EHP theo nhiều con đường khác nhau.
EHP có khả năng lây truyền theo chiều dọc, từ tôm bố mẹ sang tôm con thông qua quá trình sinh sản. Nhiễm EHP trong trứng của tôm mẹ dẫn đến sự nhiễm bệnh cho tôm con ngay từ khi mới nở ra. Ngoài ra, EHP cũng có khả năng lây truyền theo chiều ngang từ nguồn nước nhiễm EHP, qua việc tôm tiếp xúc trực tiếp với nước bị nhiễm bệnh. Mầm bệnh EHP có thể tồn tại trong nguồn nước và bùn ao nuôi. Tôm có thể bị nhiễm EHP qua việc ăn nhau hoặc ăn thức ăn tươi sống nhiễm bệnh, như các loài giun đất, giun nhiều tơ, động vật hai mảnh vỏ, và Artemia. Chính vì vậy, khi tham vấn các chuyên gia thì người nuôi tôm sẽ được hướng dẫn đưa ra một phác đồ điều trị hiệu quả giúp tôm vừa nhanh khỏi bệnh vừa tiết kiệm được chi phí.
Cơ chế phát triển Vi bào tử trùng trên tôm
Ngoài ra, theo khuyến cáo của PGS.TS Kim Văn Vạn, việc phòng ngừa và điều trị EHP nên bắt đầu sớm trong giai đoạn dèo tôm san ao, khi tôm được khoảng 25-30 ngày. Lúc này, tôm còn khá nhạy cảm và cần được bổ sung các chất dinh dưỡng và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng. Không nên can thiệp bằng thuốc trong lúc tôm quá yếu, đặc biệt là khi tôm đang trong giai đoạn lột vỏ hoặc bị bệnh phân trắng. Sự ảnh hưởng của thuốc trong các giai đoạn này có thể gây hại hơn lợi. Cần tuân thủ liều lượng chỉ định của nhà sản xuất dựa trên độ tuổi và tình trạng sức khỏe của tôm. Một sai lầm thường gặp là việc sử dụng thuốc mà không tuân thủ đúng liều lượng hoặc cách dùng. Điều này có thể làm tăng khả năng kháng thuốc của vi khuẩn EHP, gây ra tình trạng chống thuốc.
Sản phẩm Beta C – EHP do Công ty CP Thương mại Dịch vụ BigBoss phối hợp với PGS. TS Kim Văn Vạn – Trưởng Khoa thuỷ sản Học viện Nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu và phát triển được phân phối rộng khắp trên cả nước. BigBoss qua dòng sản phẩm Big Aqua, khẳng định là đơn vị tiên phong và duy nhất có sở hữu quy trình chuẩn trong việc điều trị bệnh EHP. Chúng tôi đã được nghiên cứu và phát triển với những thử nghiệm thực tế từ những hộ nuôi tôm nhỏ đến những công ty nuôi tôm lớn ở Đồng bằng Sông Cửu Long trong việc đem lại hiệu quả, giảm thiểu tác động của bệnh EHP đối với tôm nuôi. Điều quan trọng là BigBoss đã xác định được quy trình rõ ràng và chuẩn mực trong việc ứng dụng sản phẩm này. Sự tỉ mỉ và chuyên nghiệp trong hướng dẫn sử dụng sản phẩm, cùng với sự hỗ trợ từ các chuyên gia kinh nghiệm, giúp đảm bảo rằng việc điều trị và phòng ngừa bệnh EHP được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả cho cả tôm nuôi và môi trường ao nuôi.
Khoa Thủy sản