• Home /
  • Thạc sĩ ngành Nuôi trồng thủy sản – loại hình...

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

NGÀNH: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

(Master of Aquaculture)

Mã ngành: 862 03 01

LOẠI HÌNH: ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

  1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo Thạc sĩ Nuôi trồng thủy sản (NTTS) theo định hướng nghiên cứu giúp học viên nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp; có năng lực làm việc độc lập, ứng dụng kết quả nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện các quy trình sản xuất trong NTTS. Người học có thể học bổ sung thêm một số kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành theo yêu cầu của chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ để tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

1.2.  Mục tiêu cụ thể

Học viên sau khi tốt nghiệp thạc sĩ ngành NTTS định hướng nghiên cứu có thể có khả năng nắm vững những kiến thức chuyên sâu về NTTS và các vấn đề liên quan đến kỹ thuật nuôi, kỹ thuật sản xuất giống, kỹ thuật phòng trị bệnh, kỹ thuật quản lý môi trường nước, … Ngoài ra, học viên có thể vận dụng kỹ năng, kiến thức thu nhận được nhằm tổng hợp, phân tích và đánh giá những vấn đề chuyên sâu của lĩnh vực NTTS.

  • MT1: Có khả năng phân tích, đánh giá các tri thức khoa học tự nhiên, chính trị xã hội, các vấn đề chuyên môn và dữ liệu liên quan để phát hiện, nghiên cứu và giải quyết các yêu cầu trong công việc và cuộc sống.
  • MT2: Vận dụng kiến thức vào công tác quản lý, hợp tác, tư vấn và chuyển giao công nghệ, kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực NTTS trong nước và quốc tế.
  • MT3: Có khả năng phân tích định lượng, định tính và dự báo các hiện trạng, xu thế trong NTTS ở trong nước và trên thế giới, từ đó có thể có những đánh giá toàn diện về vấn đề và đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục hay thay đổi.
  1. CHUẨN ĐẦU RA

Hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ ngành NTTS định hướng nghiên cứu, người học có kiến thức, kỹ năng và phẩm chất như sau:

2.1.  Kiến thức

2.1.1. Kiến thức chung (Trách nhiệm chính của block các môn đại cương, nhận mức M)

  • CĐR1: Áp dụng được cơ sở lý luận triết học của Đường lối Cách Mạng Việt Nam, đặc biệt là chiến lược phát triển Khoa học – Công nghệ Việt Nam để ứng dụng được các tri thức triết học vào thực tiễn đời sống, rèn luyện thế giới quan, phương pháp luận trong việc nhận thức và nghiên cứu các đối tượng thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ.

2.1.2. Kiến thức chuyên môn (Trách nhiệm chính của block các môn cơ sở, chuyên ngành, trải nghiệm thực tiên, KLTN, nhận mức M)

  • CĐR2: Phân tích được dữ liệu khảo sát, nghiên cứu trong lĩnh vực thủy sản để phục vụ công tác lập kế hoạch, tính toán, thiết kế được các công trình, trang thiết bị, phục vụ việc xây dựng trang trại, bố trí khu nuôi, khu thí nghiệm trong nuôi trồng thủy sản.
  • CĐR3: Thiết kế được chương trình nghiên cứu công nghệ tiên tiến về giống, thức ăn, và quản lý sức khỏe động vật thủy sản, mô hình nuôi công nghệ cao phát triển theo hướng bền vững, an toàn vệ sinh thực phẩm, phù hợp với điều kiện thực tế.
  • CĐR4: Áp dụng được các kiến thức chuyên môn vào công tác sản xuất giống, ương nuôi sử dụng thức ăn chăm sóc, quản lý môi trường và sức khỏe động vật thủy sản và chất lượng sản phẩm thủy sản để đảm bảo quá trình tổ chức và vận hành các hệ thống nuôi trong các trang trại thủy sản mang lại hiệu quả.

2.2. Kỹ năng

2.2.1. Kỹ năng chung (Trách nhiệm chính của block các môn bổ trợ và block các môn đại cương, mức M)

  • CĐR5: Vận dụng tư duy phản biện và sáng tao để giải quyết các vấn đề từ thực tế sản xuất trong lĩnh vực thủy sản một cách hiệu quả, tạo ra các giải pháp mới, phương pháp mới, công nghệ mới trong lĩnh vực thủy sản.
  • CĐR6: Làm việc nhóm đạt mục tiêu đề ra ở vị trí là thành viên hay người lãnh đạo.
  • CĐR7: Giao tiếp đa phương tiện, đa văn hoá một cách hiệu quả; Sử dụng thành thạo công nghệ thông tin (CNTT) và các thiết bị hiện đại phục vụ công tác nghiên cứu, sản xuất thủy sản; đạt chuẩn tiếng Anh theo qui định của Bộ GD&ĐT.

2.2.2. Kỹ năng chuyên môn (Trách nhiệm chính của block các môn cơ sở, chyen ngành, trải nghiệm thực tiên, KLTN, đặc biệt các môn thực hành, thưch tâp phải đạt mức M ỏ kĩ năng chuyên môn)

  • CĐR8: Thực hiện thành thạo các thao tác trong sản xuất giống, sản xuất thức ăn, ương nuôi, chăm sóc, quản lý môi trường và sức khỏe động vật thủy sản.
  • CĐR9: Nghiên cứu khoa học để giải quyết thành công các vấn đề của lĩnh vự thủy sản, phục vụ hoạt động sản xuất thủy sản, cải thiện năng xuất và hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực thủy sản.
  • CĐR10: Thực hiện được các hoạt động tư vấn và chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống, sản xuất thức ăn, ương nuôi động vật thủy sản, quản lý sứ khỏe động vật thủy sản, tổ chức kinh doanh và quản lý các lĩnh vực liên quan đến sản phẩm phục vụ nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao.

2.3.  Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm (Trách nhiệm của tất các môn học. Mỗi môn học bắt buộc đóng góp cho 1 PPC ở lĩnh vực này, đặc biệt các học phần thực tập doanh nghiệp, KLTN phải đạt mức M)

  • CĐR11: Tuân thủ quy định và pháp luật để đáp ứng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, thể hiện trách nhiệm công dân chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn đã đưa ra.
  • CĐR12: Thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, nâng cao sức khoẻ cho con người và thể hiện lòng yêu quý động vật.
  • CĐR13: Định hướng tương lai rõ ràng, phát huy năng lực lãnh đạo, trí tuệ tập thể giải quyết những vấn đề đặt ra trong lĩnh vực thủy sản, có tinh thần khởi nghiệp và ý thức học tập suốt đời và trách nhiệm với sự phát triển của xã hội.
  1. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
  • Người học sau khi tốt nghiệp thạc sĩ ngành Nuôi trồng thuỷ sản có khả năng đảm nhiệm công tác quản lí và điều hành sản xuất, kinh doanh: Cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu, cán bộ khuyến ngư, cán bộ quản lí, cán bộ thị trường.
  • Cơ quan quản lí nhà nước: Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, các Bộ liên quan; Sở Nông nghiệp và PTNT, Phòng Nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông tại các tỉnh, huyện… trạm khuyến nông và các bộ, sở, ban ngành liên quan.
  • Doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất thức ăn thuỷ sản, sản xuất và chế biến thuỷ hải sản: nhà nước, nước ngoài, liên doanh, tư nhân.
  • Viện nghiên cứu: Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản, Viện Khoa học Nông nghiệp, Viện Hải dương học, Viện Di truyền…
  • Cơ sở giáo dục đào tạo: Đại học, cao đẳng, trung học, dạy nghề…
  • Tổ chức xã hội và tổ chức phi chính phủ, quốc tế…
  • Các cơ sở khác liên quan đến chuyên ngành đào tạo.
  1. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP NÂNG CAO

Học viên sau khi tốt nghiệp ngành NTTS trình độ thạc sĩ có thể tham gia các chương trình tiến sĩ hoặc các khóa học chuyên sâu khác liên quan đến thuỷ sản; Thú y; Chăn nuôi.

  1. ĐỐI TƯỢNG VÀ NGUỒN TUYỂN SINH

5.1. Đối tượng đào tạo

Các cán bộ đang và sẽ làm việc tại các trường, viện, trạm, trại nghiên cứu trong lĩnh vực thủy sản, các cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản. Các cán bộ, công nhân viên làm việc trong các công ty kinh doanh về các mặt hàng phụ vụ cho thủy sản. Các cá nhân có nhu cầu hiểu biết về ngành thủy sản.

5.2. Nguồn tuyển sinh

Ngành đúngngành phù hợp: Nuôi trồng thủy sản, Bệnh học thủy sản, Quản lý môi trường và nguồn lợi thủy sản.

Ngành gần: gồm 2 nhóm

  • Nhóm I: Bảo quản chế biến thủy sản, Khai thác thủy sản, Sinh học, Công nghệ sinh học, Chăn nuôi, Chăn nuôi Thú y, Thú y, Sư phạm kỹ thuật Nông nghiệp, Môi trường, Công nghệ Thực phẩm, Bảo quản chế biến nông sản
  • Nhóm II: Nông nghiệp, Khuyến nông và Phát triển nông thôn

(Trường hợp đặc biệt do Hội đồng khoa học khoa xem xét quyết định)

Bảng 1: Các môn học bổ sung kiến thức

TT

Môn học

Số tín chỉ

Ngành gần

 

 

 

Nhóm 1

Nhóm 2

1

Sinh lý động vật thủy sản

2

 

X

2

Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản

2

 

X

3

Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản

2

 

X

4

Kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt

2

X

X

5

Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt

2

X

X

6

Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển

2

X

X

5.3. Tổ chức tuyển sinh và điều kiện tốt nghiệp

Thực hiện theo Quy chế, Quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Học viện Nông nghiệp Việt Nam về đào tạo trình độ thạc sĩ.

  1. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

6.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

Tổng số 60 tín chỉ, thời gian đào tạo 2 năm.

6.2. Cấu trúc chương trình đào tạo

Bảng 2: Chương trình đào tạo Nuôi trồng thủy sản trình độ thạc sĩ định hướng nghiên cứu

TT

Mã HP

Tên Học phần

Số tín chỉ

Trong đó

Số TC dạy trực tiếp

Số TC dạy trực tuyến

I

Học phần bắt buộc

30

   

1

NLM7001

Triết học

3

2

1

2

NNA7003

Tiếng Anh

2

1

1

3

BTS7001

Phương pháp nghiên cứu trong NTTS

2

2

0

4

NTS7001

Sinh thái thủy sinh vật

2

2

0

5

NTS7002

Sinh lý động vật thủy sản

2

2

0

6

BTS7002

Quản lý môi trường trong NTTS

2

2

0

7

NTS7003

Ứng dụng công nghệ di truyền trong NTTS

2

2

0

8

DTS7001

Công nghệ chế biến và sản xuất thức ăn thuỷ sản

2

2

0

9

NTS7004

Hệ thống nuôi trồng thủy sản

2

2

0

10

NTS7008

Nội tiết học sinh sản và ứng dụng trong NTTS

2

2

0

11

BTS7003

Quản lý sức khỏe động vật thủy sản nâng cao

3

3

0

12

NTS7005

Công nghệ sản xuất giống và nuôi giáp xác

2

2

0

13

NTS7006

Công nghệ sản xuất giống và nuôi ĐVTM

2

2

0

14

NTS7007

Công nghệ sản xuất giống và nuôi cá biển

2

2

0

II

Học phần tự chọn

18

 

 

15

DTS7002

Quản lý và phát triển nguồn lợi thủy sản

2

2

0

16

DTS7003

Công nghệ thu hoạch và bảo quản sản phẩm thủy sản

2

2

0

17

BTS7004

Dịch tễ học thủy sản

2

2

0

18

DTS7005

Quản lý Hệ sinh thái ven bờ

2

2

0

19

NTS7009

Quy hoạch nuôi trồng thủy sản

2

2

0

20

BTS7005

Đánh giá tác động môi trường trong NTTS

2

2

0

21

NTS7011

Công trình và thiết bị cho nuôi trồng thủy sản

2

2

0

22

DTS7006

Khuyến ngư

2

2

0

23

BTS7006

Miễn dịch động vật thủy sản nâng cao

2

2

0

24

BTS7007

Vi sinh vật ứng dụng trong NTTS nâng cao

2

2

0

25

BTS7010

Ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng TS

2

2

0

26

DTS7004

Công nghệ trồng và chế biến rong biển

2

2

0

27

NTS7010

Chất lượng giống và quản lý đàn cá bố mẹ

2

2

0

28

NTS7012

Kỹ thuật nuôi thủy sản nâng cao

2

2

0

29

NTS7013

Kỹ thuật sản xuất thức ăn tươi sống

2

2

0

30

BTS7008

Bệnh kí sinh trùng ĐVTS nâng cao

2

2

0

31

BTS7009

Bệnh truyền nhiễm ĐVTS nâng cao

2

2

0

32

STN7003

Biến đổi khí hậu và môi trường

3

2

1

33

PTN7011

Quản lý chương trình và dự án nâng cao

2

2

0

34

TPD7001

Công nghệ chế biến thực phẩm nâng cao

2

2

0

III

Luận văn thạc sĩ

12

2

0

 

Học phần luận văn bắt buộc

12

12

0

35

NTS7901

Học phần luận văn 1

6

6

0

36

NTS7902

Học phần luận văn 2

6

6

0

 

Học phần luận văn tự chọn

     

37

NTS7903

Học phần luận văn 3

1

1

0

   

Tổng

60

   
  1. Tiến trình đào tạo

Bảng 3: Tiến trình đào tạo ngành NTTS trình độ thạc sĩ định hướng nghiên cứu theo học kỳ

Học kỳ

TT

Tên học phần

Mã học phần

Số TC

Trực tiếp

Trực tuyến

BB/TC

Tổng số TC tối thiểu phải chọn

1

1

Triết học

NLM7001

3

2.0

1.0

BB

15

1

2

Tiếng Anh

NNA7003

2

1.0

1.0

BB

1

3

Phương pháp nghiên cứu trong NTTS

BTS7001

2

2.0

0.0

BB

1

4

Sinh thái thủy sinh vật

NTS7001

2

2.0

0.0

BB

1

5

Sinh lý động vật thủy sản

NTS7002

2

2.0

0.0

BB

1

6

Quản lý môi trường trong NTTS

BTS7002

2

2.0

0.0

BB

1

7

Ứng dụng công nghệ di truyền trong NTTS

NTS7003

2

2.0

0.0

BB

2

8

Công nghệ chế biến và sản xuất thức ăn thuỷ sản

DTS7001

2

2.0

0.0

BB

15

2

9

Hệ thống nuôi trồng thủy sản

NTS7004

2

2.0

0.0

BB

2

10

Quản lý sức khỏe động vật thủy sản nâng cao

BTS7003

3

3.0

0.0

BB

2

11

Công nghệ sản xuất giống và nuôi giáp xác

NTS7005

2

2.0

0.0

BB

2

12

Công nghệ sản xuất giống và nuôi ĐVTM

NTS7006

2

2.0

0.0

BB

2

13

Công nghệ sản xuất giống và nuôi cá biển

NTS7007

2

2.0

0.0

BB

2

14

Nội tiết học sinh sản và ứng dụng trong NTTS

NTS7008

2

2.0

0.0

BB

3

15

Quản lý và phát triển nguồn lợi thủy sản

DTS7002

2

2.0

0.0

TC

18

3

16

Công nghệ thu hoạch và bảo quản sản phẩm thủy sản

DTS7003

2

2.0

0.0

TC

3

17

Công nghệ trồng và chế biến rong biển

DTS7004

2

2.0

0.0

TC

3

18

Dịch tễ học thủy sản

BTS7004

2

2.0

0.0

TC

3

19

Quản lý chương trình và dự án nâng cao

PTN7010

2

2.0

0.0

TC

3

20

Quản lý Hệ sinh thái ven bờ

DTS7005

2

2.0

0.0

TC

3

21

Quy hoạch nuôi trồng thủy sản

NTS7009

2

2.0

0.0

TC

3

22

Chất lượng giống và quản lý đàn cá bố mẹ

NTS7010

2

2.0

0.0

TC

3

23

Đánh giá tác động môi trường trong NTTS

BTS7005

2

2.0

0.0

TC

3

24

Công trình và thiết bị cho nuôi trồng thủy sản

NTS7011

2

2.0

0.0

TC

3

25

Khuyến ngư

DTS7006

2

2.0

0.0

TC

3

26

Miễn dịch động vật thủy sản nâng cao

BTS7006

2

2.0

0.0

TC

3

27

Kỹ thuật nuôi thủy sản nâng cao

NTS7012

2

2.0

0.0

TC

3

28

Kỹ thuật sản xuất thức ăn tươi sống

NTS7013

2

2.0

0.0

TC

3

29

Vi sinh vật ứng dụng trong NTTS nâng cao

BTS7007

2

2.0

0.0

TC

3

30

Bệnh kí sinh trùng ĐVTS nâng cao

BTS7008

2

2.0

0.0

TC

3

31

Bệnh truyền nhiễm ĐVTS nâng cao

BTS7009

2

2.0

0.0

TC

3

32

Ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng TS

BTS7010

2

2.0

0.0

TC

3

33

Biến đổi khí hậu và môi trường

STN7003

3

2.0

1.0

TC

3

34

Công nghệ chế biến thực phẩm nâng cao

TPD7001

2

2.0

0.0

TC

4

35

Học phần luận văn 1

NTS7901

6

6.0

0.0

BB

12

4

36

Học phần luận văn 2

NTS7902

6

6.0

0.0

BB

4

37

Học phần luận văn bổ sung

NTTS7903

1.0

1.0

0.0

TC

 

Mô tả vắn tắt nội dung và khối lượng các học phần

  1. BTS7001. Phương pháp nghiên cứu trong nuôi trồng thủy sản (Research methodology for aquaculture) (2TC: 2 – 0 – 6). Nghiên cứu khoa học trong nuôi trồng thủy sản, Phương pháp nghiên cứu định lượng, định tính và tiến trình nghiên cứu, sử dụng thống kê sinh học trong nghiên cứu nuôi trồng thủy sản, phương pháp thu mẫu và thiết kế thí nghiệm, lập đề cương, viết tài liệu khoa học và công bố kết quả nghiên cứu.
  2. BTS7002. Quản lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản (Environment management in Aquaculture) (2TC: 2 – 0 – 6). Quản lý môi trường nước như quản lý các yếu tố lý, hóa và sinh vật trong môi trường nước nuôi thủy sản; Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nuôi thủy sản và biện pháp quản lý môi trường; Biện pháp xử lý nước trong nuôi thủy sản; Nghiên cứu thử nghiệm một số thuốc và hóa chất ứng dụng trong quản lý chất lượng nước nuôi thủy sản.
  3. NTS7003. Ứng dụng công nghệ di truyền trong nuôi trồng thủy sản (Aplication of genetical technology in aquaculture) (2TC: 2 – 0 – 6). Cơ sở di truyền và chọn giống thủy sản. Nguyên lý và cơ sở của công nghệ chọn, tạo giống thủy sản và ứng dụng. Nguyên lý và cơ sở công nghệ di truyền hiện đại trong chọn, tạo giống thủy sản và ứng dụng
  4. DTS7001. Công nghệ chế biến và sản xuất thức ăn thủy sản (Feed production technology in aquaculture) (2TC: 2 – 0 – 6). Nhu cầu các chất dinh dưỡng đối với động vật thủy sản, các nguyên liệu sản xuất thức ăn, các công nghệ chế biến thức ăn, tiêu chuẩn, quy chuẩn thức ăn, đánh giá chất lượng thức ăn, các phương pháp nghiên cứu trong dinh dưỡng thức ăn, quản lý thức ăn, thức ăn cho một số động vật thủy sản tiêu biểu.
  5. DTS7005. Quản lý hệ sinh thái ven bờ (Coastal ecosytem management) (2TC : 2 – 0 – 6). Đánh giá hiện trạng, xu thế và vai trò của các hệ/vùng sinh thái ven bờ bao gồm cửa sông, bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn, san hô, cỏ biển với đời sống con người. Qua đó phân tích những lựa chọn về chính sách quản lý như quản lý tổng hợp vùng bờ, đồng quản lý, cách tiếp cận quản lý dựa vào hệ sinh thái, mô hình về mối quan hệ công tư để quản lý các hệ/vùng sinh thái trên và việc sử dụng hợp lý các hệ sinh thái này vào nuôi trồng thủy sản.
  6. NTS7001. Sinh thái thủy sinh vật (Aquatic ecology) (2TC: 2 – 0 – 6). Một số yếu tố sinh thái chính trong thủy vực; Các nhóm sinh vật ở nước và môi trường sống của chúng; Các hoạt động sống chức năng của thủy sinh vật; Đời sống sinh vật trong các quần thể, quần xã và hệ sinh thái; Quá trình chuyển hoá năng lượng và năng suất trong vực nước. Biến đổi khí hậu và vấn đề phát triển bền vững của ngành thủy sản.
  7. NTS7002. Sinh lý động vật thủy sản (Aquatic animal physiology) (2TC: 2 – 0 – 6). Những quá trình sinh lý chung của thuỷ sinh vật về hô hấp, dinh dưỡng – tiêu hóa – trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản… Những biến đổi thích nghi của động vật trong các điều kiện môi trường khác nhau. Khả năng điều chỉnh và định hướng các quá trình sinh lý thông qua thức ăn, quản lý môi trường và sử dụng các sản phẩm, chế phẩm nhân tạo.
  8. DTS7002. Quản lý và phát triển nguồn lợi thủy sản (Fisheries resource management and development) (2TC: 2 – 0 – 6). Những khái niệm về đa dạng sinh học và vai trò của nó đối với đời sống sinh giới và con người; Phương pháp đánh giá tình hình khai thác và sử dụng nguồn lợi thủy sản trong những năm gần đây; Phương pháp và nguyên lý phân tích nguồn lợi thủy sản và những điều kiện cho sự phát triển nghề cá nội địa ở nước ta; Phương pháp và nguyên lý phân tích nguồn lợi thủy sản và những điều kiện cho sự phát triển nghề cá biển; Đánh giá những thách thức lớn đối với sự phát triển của nghề cá nước ta; Những định hướng chiến lược cho sự phát triển bền vững của nghề cá nước ta.
  9. NTS7004. Hệ thống nuôi trồng thủy sản (Aquaculture system) (2TC: 2 – 0 – 6). Tổng quan về thực trang và xu hướng nuôi trông thủy sản trên thế giới và Việt Nam; Hệ thống nuôi thủy sản trong ao bán thâm canh; Hệ thống nuôi thủy sản trong ao thâm canh; Hệ thống nuôi thủy sản trong ao siêu thâm canh; Hệ thống nuôi thủy sản nước lạnh; Hệ thống nuôi thủy sản hoc trong ao; Hệ thống nuôi tuần hoàn; Hệ thống nuôi nuôi thủy sản trong lồng bè trên hồ, hoc, suối và trên biển
  10. NTS7008. Nội tiết học sinh sản và ứng dụng trong Nuôi trồng thuỷ sản (Reproductive Endocrinology and application in aquaculture) (2TC: 2 – 0 – 6). Tổng quan về sinh học sinh sản các loài thủy sản; Các cơ quan nội tiết, tuyến nội tiết, hóc môn nội tiết liên quan đến sinh sản của thủy sản; Các yếu tố ảnh hưởng và sự phát triển của tuyến sinh dục các loài thủy sản; Sinh sản nhân tạo và sử dụng hóc môn trong sinh sản nhân tạo thủy sản; Công nghệ ấp trứng, ương nuôi và sử dụng hóc môn điều khiển giới tính thủy sản.
  11. NTS7011. Công trình và thiết bị cho NTTS nâng cao (Aquaculture Contruction & Equipments) (2TC: 2 – 0 – 6). Công trình và thiết bị trong trại sản xuất giống động vật thủy sản; Công trình và thiết bị trong trang trại nuôi tôm; Công trình và thiết bị trong trang trại nuôi cá trong ao và lồng; Công trình và thiết bị trong cơ sở sản xuất thuốc, hóa chất và chế phẩm vi sinh sử dụng trong NTTS.
  12. NTS7007. Công nghệ Sản xuất giống và nuôi cá biển (Marine Fish Reproduction and Aquaculture). (2TC: 2 – 0 – 6). Những kiến thức chuyên sâu, cập nhật về đặc điểm sinh học sinh sản của các đối tượng nuôi mới, đối tượng nuôi tiềm năng. Các quá trình sinh sản, sinh trưởng và phát triển của trứng, ấu trùng, những các vấn đề thường gặp phải và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất giống cá biển. Các hệ thống nuôi thương phẩm tiên tiến (công nghệ cao) ở Việt Nam, trên thế giới và xu hướng phát triển nuôi biển.
  13. NTS7005. Công nghệ sản xuất giống và nuôi giáp xác (Crustacean Reproduction and Culture Technology) (2TC: 2 – 0 – 6). Công nghệ sản xuất giống tôm thẻ chân trắng, Công nghệ sản xuất giống tôm sú, Công nghệ sản xuất giống cua biển, Công nghệ nuôi tôm copefloc, Công nghệ nuôi tôm biofloc, Công nghệ nuôi tôm RAS, Công nghệ nuôi tôm IMTA, Công nghệ nuôi cua.
  14. NTS7006. Công nghệ sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm (Mollusk Reproduction and Culture Technology) (2TC: 2 – 0 – 6).  Công nghệ nuôi tảo, Công nghệ sản xuất giống và nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ, Công nghệ sản xuất giống và nuôi bào ngư, Công nghệ sản xuất giống và nuôi hải sâm, Công nghệ xử lý sau thu hoạch động vật thân mềm
  15. DTS7003. Công nghệ thu hoạch và bảo quản sản phẩm thủy sản (Technology of harvesting and preserving seafood products) (2TC: 2 – 0 – 6). Các đặc tính chất lượng và quá trình biến đổi chất lượng của nguyên liệu thủy sản, các phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản, nguyên lý cơ bản của các công nghệ bảo quản thủy sản, các công nghệ thu hoạch và bảo quản như: tươi sống, MAP, lạnh, lạnh đông, làm khô, chất bảo quản…Quy trình công nghệ bảo quản, chế biến một số sản phẩm thủy sản tiêu biểu.
  16. BTS7004. Dịch tễ học thủy sản (Aquatic Animal Epidemiology). (2TC: 2 – 0 – 6). Khái niệm về dịch tễ học; Thuật ngữ và thông số đo lường dịch tễ học, Dịch tễ học một số bệnh Thuỷ sản thường gặp, nguy hiểm ở động vật thủy sản; Các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học: dịch tễ học mô tả; dịch tễ học thực nghiệm; Dịch tễ học phân tích, phương pháp thu mẫu và phân tích dịch tễ học, ứng dụng dịch tễ học trong việc phòng chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật thủy sản.
  17. NTS7009. Quy hoạch Nuôi trồng thuỷ sản (Aquaculture planning) (2TC: 2 – 0 – 6). Tổng quan và các nguyên lý trong quy hoạch và lập kế hoạch. Nhiệm vụ cơ bản và các nguyên tắc chung trong việc lập quy hoạch, phân cấp quản lý công tác quy hoạch. Các giải pháp và lồng ghép vấn đề môi trường, xã hội và sinh kế vào từng bước của quá trình quy hoạch nuôi trồng thủy sản.
  18. BTS7005. Đánh giá tác động môi trường trong nuôi trồng thủy sản (Environment assessment in aquaculture) (2TC: 2 – 0 – 6). Chính sách và hệ thống quản lý môi trường của ngành thuỷ sản, phương pháp xây dựng và triển khai đánh giá tác động môi trường, tham gia của cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường, quản lý và giảm thiểu tác động môi trường, quá trình phân tích, đánh giá, ra quyết định và theo dõi đánh giá.
  19. DTS7006. Khuyến ngư (Fisheries Extention) (2TC: 2–0–6).Tổng quan về bản chất hoạt động khuyến nông-khuyến ngư.Nguyên lý và cơ sở các phương pháp khuyến nông-khuyến ngư cơ bản.Đánh giá hiệu quả công tác khuyến ngư ở Việt Nam và trên thế giới.Nguyên lý cơ bản của các phương pháp tổ chức công tác khuyến nông khuyến ngư ở cơ sở.
  20. BTS7006. Miễn dịch động vật thủy sản nâng cao (Advanced Fish Immunology). (2TC: 2 – 0 – 6). Giới thiệu miễn dịch ở động vật, miễn dịch các loài động vật thủy sản, Hệ thống miễn dịch ở cá, giáp xác; Phản ứng miễn dịch ở ĐVTS; Dị ứng miễn dịch do sản phẩm thủy sản; Ứng dụng của các chất kích thích miễn dịch; Nghiên cứu, thử nghiệm và ứng dụng các loại vaccine hoc á; ứng dụng kỹ thuật miễn dịch trong chẩn đoán bệnh động vật thủy sản, Một số nghiên cứu mới về miễn dịch ở ĐVTS
  21. BTS7007. Vi sinh vật ứng dụng trong Thủy sản nâng cao (Advanded Appiled Microbiology in Aquaculture) (2TC: 2 – 0 – 6). Đặc điểm chung của vi sinh vật trong môi trường đất, nước; Vai trò của vi sinh vật đối với sức khỏe động vật thủy sản; Quan hệ của vi sinh vật với các sinh vật khác trong một hệ sinh thái; Vi sinh vật gây bệnh trên động vật thủy sản (Vi khuẩn, vi rút, nấm); Vi sinh vật gây hư hỏng sản phẩm thủy, hải sản; Phương pháp chẩn đoán chuyên sâu bệnh do vi sinh vật gây ra; Những ứng dụng của vi sinh vật học trong nuôi và phòng bệnh ĐVTS
  22. BTS7010. Ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản (Appied biotechnology in aquaculture) (2TC: 2 – 0 – 6). Các thành tựu của công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản, công nghệ gen, công nghệ vi sinh, công nghệ chọn tạo giống kháng bệnh, công nghệ sinh học trong cải thiện chất lượng giống, thức ăn và sản phẩm thủy sản, công nghệ quản lý môi trường; công nghệ sinh học trong chẩn đoán và quản lý sức khỏe động vật thủy sản.
  23. NTS7012. Kỹ thuật nuôi thuỷ sản nâng cao (Advance Aquaculture): (2TC: 2 – 0 – 6). Những kiến thức nâng cao về các hệ thống nuôi công nghệ cao như hệ thống nuôi tuần hoàn RAS, nuôi lồng xa bờ năng suất cao (>1000 tấn/lồng)… Ứng dụng công nghệ tự động hóa, công nghệ AI, công nghệ nano, … trong quản lý và nuôi thủy sản. Số hóa và khả năng áp dụng số hóa trong quản lý nuôi thủy sản. Các vấn đề và rủi ro trong phát triển nuôi công nghệ cao và hướng khắc phục.
  24. NTS7013. Kỹ thuật sản xuất thức ăn tươi sống (Livefeed Production Technique). (2TC : 2 – 0 – 6). Tổng quan về các loại thức ăn tươi sống trong nuôi trồng thủy sản, Kỹ thuật nuôi cấy tảo, Kỹ thuật nuôi luân trùng, Kỹ thuật nuôi copepod, Kỹ thuật nuôi artemia, Kỹ thuật ấp nở trứng nghỉ artemia, Kỹ thuật làm giàu thức ăn tươi sống.
  25. BTS7008. Bệnh ký sinh trùng ĐVTS nâng cao (Advanced Aquatic Animal Parasitology). (2TC: 2 – 0 – 6). Các loài ký sinh trùng phổ biến trên động vật thủy sản hiện nay; Bệnh do nội và ngoại ký sinh trùng gây ra; Phương pháp chẩn đoán bệnh do KST trên ĐVTS; Thuốc và hóa chất cập nhật trong điều trị bệnh KST; Một số bệnh KST mới nổi và gây thiệt hại trên ĐVTS.
  26. BTS7009. Bệnh truyền nhiễm ở ĐVTS nâng cao (Advanced Infectious Diseases in Aquatic Animals). (2TC: 2 – 0 – 6). Khái niệm về bệnh truyền nhiễm trên ĐVTS, phương pháp phòng bệnh tổng hợp bệnh truyền nhiễm, phương pháp chẩn đoán bệnh truyền nhiễm nâng cao, các bệnh truyền nhiễm thường gặp, nguy hiểm, mới nổi ở động vật thủy sản, kỹ thuật phòng và xử lý bệnh truyền nhiễm, ứng dụng kỹ thuật chẩn đoán và sử dụng thuốc phòng trị một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở ĐVTS.
  27. DTS7004. Công nghệ trồng và chế biến rong biển (Seaweed technology of culture and processing) (2TC : 2 – 0 – 6). Giới thiệu rong biển và vai trò của chúng. Nguyên lý và cơ sở công nghệ trồng và chế biến nhóm rong câu. Nguyên lý và cơ sở công nghệ trồng và chế biến nhóm rong sụn. Nguyên lý và cơ sở công nghệ trồng và chế biến nhóm rong thực phẩm.
  28. NTS7010. Chất lượng giống và quản lý đàn cá bố mẹ (Seed quality and Broodstock management) (2TC: 2 – 0 – 6). Thực trạng chất lượng cá giống hiện nay, các chỉ tiêu đánh giá và xu hướng phát triển chất lượng con giống; Các yếu tố ngoại cảnh và quy trình kỹ thuật ảnh hưởng đến chất lượng con giống: quy trình nuôi duy trì đàn cá bố mẹ, quy trình nuôi vỗ cho đẻ, quy trình sinh sản nhân tạo, quy trình quản lý ấp trứng, ương nuôi và vận chuyển cá bột, cá hương, cá giống;
  29. BTS7003. Quản lý sức khỏe động vật thủy sản nâng cao (Advanced aquatic animal health management) (3TC: 3 – 0 – 9). Khái niệm và cơ sở khoa học của công tác quản lý sức khoẻ động vật thuỷ sản. Biện pháp phòng bệnh tổng hợp trong nuôi trồng thuỷ sản (Quản lý chất lượng giống, quản lý vùng nuôi, quản lý môi trường, quản lý thức ăn và chất thải, quản lý thuốc, hoá chất sử dụng, quản lý dịch bệnh). Các phương pháp chẩn đoán bệnh hiện đại trong quản lý sức khỏe động vật thủy sản. Ứng dụng kiến thức xây dựng mô hình quản lý một số bệnh mới xuất hiện ở động vật thuỷ sản.
  30. PTN7010. Quản lý chương trình và dự án nâng cao (Advanced Program and Project Management) (2TC: 2 – 0 – 6). Tổng quan về quản lý chương trình và dự án (Khái niệm, vai trò, đặc điểm, nội dung.); Nghiên cứu khả thi và thẩm định chương trình và dự án; Tổ chức, điều phối thực hiện chương trình và dự án (Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện); Giám sát- đánh giá chương trình/dự án. Bộ công cụ của PRA hỗ trợ việc xây dựng và quản lý dự án.
  31. 31. STN7003. Biến đổi khí hậu và môi trường (Climate Change and Environment) (3TC: 2 – 0 – 9): Học phần này bao gồm (1) Giới thiệu về khí hậu và biến đổi khí hậu; (2) Biểu hiện biến đổi khí hậu hiện tại và trong quá khứ; (3) Dự báo biến đổi khí hậu; (4) Tác động của biến đổi khí hậu tới môi trường và các lĩnh vực sản xuất và đời sống con người; (5) Giải pháp thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu; (6) Phân tích xu thế biến đổi khí hậu tại địa phương; (7) Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu; (8) Đề xuất các giải pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu sử dụng phần mềm En-Roads; và (9) Kiểm kê khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp và đời sống hàng ngày.
  32. 32. Công nghệ chế biến thực phẩm nâng cao (Advanced food processing technology) (2TC: 2-0-4). Tổng quan chung về chế biến không nhiệt trong công nghệ thực phẩm. Công nghệ kết hợp nhiều yếu tố/ rào cản để bảo quản thực phẩm, Chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt, Chế biến thực phẩm bằng nhiệt trực tiếp và phát xạ; Quản lí nguyên liệu, bảo quản sản phẩm và phân phối.
  33. 33. NTS7901. Học phần luận văn 1 (Master thesis section 1) (6TC).
  34. 33. NTS7902. Học phần luận văn 2 (Master thesis section 2) (6TC).
  35. NTS7903. Học phần luận văn bổ sung (1TC)